[UPDATING] Q&A VỀ METI INTERNSHIP NĂM 2021

Chào mọi người, tương tự với mục đích của blog về chuyến Internship ở Hungary, mình cũng mở một bài blog khác để giải đáp các thắc mắc về chương trình METI INTERNSHIP mình vừa tham gia năm 2021 nay. Các bạn có bất cứ câu hỏi nào cứ đăng ở phần bình luận phía dưới và mình trả sẽ lời bằng cách cập nhật trên bài viết này nhé! 

Note: đây là kinh nghiệm của mình từ năm 2021 và có thể bị thay đổi qua các năm hoặc tình hình dịch bệnh nên mọi người tham khảo thêm nhiều nguồn khác nhé!


1. Thông tin về chương trình thực tập
Website của chương trình: Here
Mình nghĩ là các bạn có thể tự xem tất cả thông tin ở đây nên mình sẽ chỉ chia sẻ về kinh nghiệm apply của mình thôi nhé :D
Còn đây là một chiếc video ngắn về chuyến thực tập vừa rồi của mình: Here

Lợi ích của chương trình METI internship
- Có giấy chứng nhận thực tập từ Chính phủ Nhật Bản
- Có cơ hội làm việc được trả lương (khoảng 8 triệu nếu làm ở văn phòng vệ tinh nước sở tại) hoặc được hỗ trợ tất cả thiết bị nếu làm tại nhà hoặc được chi trả tiền vé máy bay, sinh hoạt (nếu không có Covid và được sang Nhật).
- Có cơ hội làm việc với người Nhật để "mắt thấy tai nghe" xem cách làm việc của họ có năng suất "như lời đồn" không nhé.
- Được gặp gỡ và làm quen với rất nhiều các bạn thực tập sinh đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
- Cơ hội để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, vào trong mô hình kinh doanh của công ty chủ quản và những cơ hội này sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong con đường sự nghiệp lâu dài của bạn. Chẳng hạn như mình, mình học được cách làm sao triển khai từ một ý tưởng nghiên cứu về vi sinh vật thành sản phẩm có thể bán được, có được uy tín với người dùng và thậm chí là có chỗ đứng trong thị trường như cách giám đốc công ty mình thực tập đã làm.
- Và vô vàng những lợi ích khác mà bạn hãy tự khám phá và chiêm nghiệm nhé!

2. Mình đã chuẩn bị apply như thế nào?

Năm 2020 mình đã nộp đơn 1 lần, lần đó mình đã làm hồ sơ theo yêu cầu, đậu vòng hồ sơ và được gọi đi phỏng vấn. Các bạn đoán mình sẽ "nhưng" chứ gì, đúng rồi đó, nhưng mình trượt vòng phỏng vấn. Vì sao? Vì một lý do rất "đáng đời" là mình đã không chuẩn bị gì  vòng phỏng vấn cả. Mà dù cho mình cũng không chắc chắn hoàn toàn việc mình trượt lần đó hoàn toàn là do phỏng vấn, hay vì mình bị trùng lịch thi cuối kỳ nên mình không đảm bảo với công ty mình có thể làm việc xuyên suốt được, thì năm 2021 mình trở lại với tâm thế phải đậu lần này. 

Để chuẩn bị cho các vòng thì năm 2021 mình đã có khâu chuẩn bị chỉnh chu và công phu hơn hẳn. Về hồ sơ thì cũng khá tương tự năm 2020 vì chỉ cần điền form và trả lời một số câu hỏi cơ bản như bạn có kinh nghiệm về mảng nào hay muốn được ghép với công ty như thế nào.. Riêng về phỏng vấn - là phần quan trọng nhất - thì mình làm hẳn một file word để chuẩn bị. Có thể nhiều người có khả năng chém gió, hỏi đâu trả lời đó mà vẫn đậu, nhưng với riêng mình thì mình không nghĩ mình đủ giỏi đến vậy, cho nên mình đã phải chuẩn bị thật kỹ càng.
--
Để chuẩn bị cho file câu hỏi phỏng vấn thì đây là các bước mình thường làm:
Bước 1: viết ra một danh sách câu hỏi có khả năng sẽ được hỏi (bằng cách google, hỏi những người đã từng tham gia chương trình đó trước đây, tự nghĩ ra,...)
Ở bước này mình đã vận dụng hết công dụng của mạng xã hội (hì hì bí mật nha), mình lên fanpage của chương trình sau đó dựa vào số người tương tác vào các bài viết mình tìm ra được 4-6 người đã từng tham gia chương trình của kỳ trước. Sau đó mình chủ động nhắn tin và xin nhờ hỗ trợ, may mắn thay mình gặp được 2 chị vô cùng nhiệt tình và dễ thương. 
Bước 2: Chuẩn bị sẵn câu trả lời (cách làm tương tự bước 1)
Ở bước này hai chị mà mình chủ động liên lạc đã hỗ trợ mình rất nhiều trong khâu hoàn thiện các câu trả lời phỏng vấn. Sau khi tự google/ nghĩ ra câu trả lời thì mình đã nhờ 2 chị review lại nhiều lần cho đến khi hoàn thiện nhất.
Bước 3: Tập trả lời (đứng trước gương tập trả lời, tự quay video và xem lại, đọc thuộc câu trả lời,..)
Mình đã dành RẤT NHIỀU thời gian cho bước này, vậy nên sau khi phỏng vấn, mình được chị người Nhật nhận xét là phần trả lời rất ấn tượng thì mình cũng không cảm thấy "bất ngờ" lắm (vì mình đã rất cố gắng để tập luyện)
Bước 4: giờ thì triển thôi nào - chúc các bạn may mắn :D
3. Mình đã thực tập cho công ty nào? Công việc ở đó của mình là gì?
Mình đăng ký thực tập với kinh nghiệm về vi sinh nên người ta ghép mình với một công ty có liên quan đến vi sinh, cụ thể là công ty nghiên cứu về cách chữa một loại bệnh do vi sinh vật gây ra trên da. 
Trong suốt 2 tháng thực tập mình được giao các công việc liên quan đến tìm hiểu các loại cây dược liệu có thể kháng lại loại vi sinh vật đó, và cây dược liệu đó phải phù hợp với các yêu cầu của công ty.
Mỗi tuần mình và công ty chủ quản sẽ có một buổi họp và trong buổi họp đó mình sẽ làm powerpoint trình bày tất cả những gì đã làm được, nghiên cứu được trong thời gian 1 tuần đó. 
Trong 2 tuần đầu mình đã báo cáo danh sách gần 100 cây mình tìm được sau đó mình đề xuất những loại cây nên chọn để nghiên cứu. Mình và công ty chủ quản đã tìm ra 9 loại cây để thực hiện nghiên cứu kháng khuẩn. Trong 5 tuần tiếp theo mình thực hiện các nghiên cứu về kháng khuẩn với 9 cây đó và cũng làm powerpoint báo cáo cho công ty hằng tuần.
Ngoài ra mình còn chủ động đề xuất tự nghiên cứu thêm cho công ty chủ quản về thị trường Việt Nam, các phương pháp khác đang được sử dụng ở Việt Nam để chữa bệnh này.

Kết quả thực tập là công ty chủ quản rất hài lòng với những gì mình đã cố gắng làm trong 2 tháng, dù một số kết quả không được như mong đợi trong quá trình nghiên cứu, họ đã luôn đánh giá cao sự nỗ lực của mình.
                          
4. Mình học được gì trong quá trình thực tập?
Mình học được rất nhiều điều trong quá trình tham gia thực tập với công ty chủ quản và ban tổ chức chương trình, có thể kể đến:
  • Người Nhật làm việc luôn vô cùng kỹ lưỡng, trước khi làm bất cứ công việc gì dù chúng mình cũng là những người năng nổ, có năng lực với được chọn vào làm thì họ vẫn hướng dẫn mọi công việc rất rất chi tiết, lường trước các trường hợp chúng mình làm sai/ không biết và đề suất ra trước tất cả các giải pháp cho các trường hợp đó. Mình đánh giá rất cao việc làm này, và bản thân mình cũng luôn như vậy. Mình luôn tự dặn lòng rằng không mong chờ người chung team mình sẽ biết làm tất cả mọi thứ dù họ giỏi đến cỡ nào, nếu mình là leader, mình luôn dặn dò kỹ càng, hướng dẫn kỳ càng vì để họ ít có khả năng làm sai ý mình nhất.
Bản thân blog này mình mong muốn cũng sẽ là một dạng như vậy, hướng dẫn mọi người chi tiết nhất những quá trình tham gia các chương trình, cách xử lý các vấn đề trong cuộc sống để ít nhất mọi người có sự chuẩn bị và có thể không gặp lại những vấn đề như mình.
  • Trước đó mình chưa từng làm với cây dược liệu và đây là một trải nghiệm hoàn toàn mới, bản thân mình tự học tất cả các kiến thức liên quan đến tự án này và mình cảm thấy rất vui vì mình được học thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mới mà không dễ gì có cơ hội được tài trợ để làm.
  • Giám đốc công ty chủ quản là người đã 40 tuổi, và khi làm việc với ông mình luôn cảm thấy nguồn năng lượng tích cực lớn:
- Thứ nhất là dù 40 tuổi rồi ông vẫn quyết tâm sang Mỹ để bắt đầu học về vi sinh vật học để có đủ kiến thức và kỹ năng để nghiên cứu về căn bệnh do vi sinh vật gây ra mà ông đang giúp cho mọi người thoát khỏi
Bản thân ông là một người đã từng bị căn bệnh này trong suốt 40 năm và ông đã tự tìm ra giải pháp hữu hiệu để chữa. Và ông cũng là một bằng chứng về việc lấy kết quả nghiên cứu của mình đi phát triển kinh doanh thành công.
- Thứ hai, ông có những bài học/ kinh nghiệm kinh doanh mà mỗi khi mình nghe ông chia sẻ, mình luôn kiểu mắt chữ O mồm chữ A. Chẳng hạn như khi mình biết chi phí chữa bệnh mà công ty ông đề xuất có giá "rất cao" mình đã hỏi tại sao ông lại cho rằng phương pháp của ông hữu hiệu và đáng giá như vậy. Ông trả lời rằng vì phương pháp của ông là thật, không phải "rởm" như các phương pháp khác, ngoài ra đây không phải là giá ông tự đặt mà chính khách hàng của ông tự trả cho ông các mức giá khác nhau và cuối cùng ông lấy mức giá trung bình mà một khách hàng có khả năng chi trả cho ông. Mình thấy cách làm của ông thú vị vô cùng.
- Thứ ba, tiếp theo, nếu các bạn chưa biết IKIGAI là gì thì có thể lên mạng tìm hiểu kỹ hơn về nó, nhưng nói chúng nó nghĩa là khi bạn tìm được một công việc phù hợp với bản thân và giúp bạn có ý nghĩa/ mục tiêu sống (việc bạn làm giỏi, bạn đam mê nó, nó có thể giúp bạn kiếm ra tiền, xã hội cần nó). Thì ông ấy đã tìm ra IKIGAI của mình một năm trước, kể từ đó ông ấy có thể làm tất bật cả ngày, dù áp lực mệt mỏi nhưng ông cảm thấy luôn vui vẻ và tích cực, thậm chí rất yêu công việc của mình làm. Hẳn các bạn chưa biết rằng ông ấy đã có hai bằng kỹ sư về khoa học máy tính và vật lý trị liệu, nên ngoài công việc ở phòng khám ra ông còn dành thời gian đi làm 2 mảng trên nữa. Mỗi ngày ông về nhà lúc 1 giờ sáng và ngủ vỏn vẹn có 4 tiếng, không ngủ trưa luôn mà ông bảo lúc nào cũng "siêu khoẻ".
Không dễ gì để tìm ra được IKIGAI của mình, có người phải mất cả đời, hoặc như ông đã mất đến 40 năm. Vậy nhưng vẫn có nhiều người cả đời vẫn không biết mục đích sống của mình là gì. Dù cho 40 hay 50 tuổi, việc tìm ra được IKIGAI là rất quý và phải rất may mắn mới tìm ra được. Và mình đã được truyền rất nhiều cảm hứng từ ông.

To be continuing 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến