Về sự ra đi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Mình chưa từng đọc hay nghe qua lời giảng của ông và mình thường xuyên nhìn thấy nhưng chưa bao giờ tìm hiểu về ông.

Có chuyện vậy vì sở dĩ có nhiều điều mình muốn nếu tìm hiểu thì phải dành thực sự nhiều thời gian và nghiêm túc. Trong đó đạo Phật cũng là một trong những thứ mình muốn học và theo đuổi lâu dài, nên hiện tại mình chưa bắt đầu đọc về ông vì mình sợ là mình dễ bị cuốn theo và mất sự cân bằng cho thứ mình đang theo đuổi hiện tại.

Mình viết bài chia sẻ này ở một góc độ khác, một góc độ khách quan, về cảm nghĩ của mình về sự ra đi của Sư.

Mình thấy sự ra đi của ông làm hàng ngàn, hàng triệu người thương tiếc, được cho là một sự mất mát lớn của nhân loại. Nhưng cơ bản mình vẫn chưa thực sự biết về ông và đọc những giáo lý mà ông đã truyền tải vì vậy mình đang không đứng ở vị trí ngưỡng mộ ông vì khi ông mất đi có nhiều người thương tiếc. Nhưng có một điều khác mình ngưỡng mộ và ước mình cũng sẽ được như vậy, đó là khi ông còn sống ông đã để lại cho nhận loại rất nhiều giá trị và giây phút ông mất đi, mình có thể cảm nhận rất rõ những giá trị đó còn lan toả với một sức mạnh hơn nữa.

Không dám khẳng định rằng mình đã tạo ra blog này vì mình có lý tưởng giống ông, mình chỉ muốn khi mình mất đi, mình cũng sẽ để lại được cho nhân thế nhiều giá trị như vậy, mong rằng những giá trị tốt mình tạo ra có thể lan truyền đến muôn đời sau và sự mất đi của mình sẽ là nguồn cảm hứng để cho một người trẻ nào đó hay một thế hệ nào đó được tiếp lửa và tiếp bước tạo ra nhiều giá trị như cách ông làm vậy.

-----

Tâm thư dưới đây của Sư cũng là điều mình mong muốn nếu mình mất đi, tất nhiên không phải hình thức như vậy rồi, nhưng nghĩa là mình không muốn một cái đám tang linh đình, một chỗ chôn nguy nga tráng lệ, nhiều hoa viếng và mộ được lát đá kim cương. Mình chỉ muốn hoặc hiến tạng hoặc hoả thiêu tro cốt mình đi rồi trả về lại cho trời đất:

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết tâm thư gửi đến các chư tăng, nói rõ ý nguyện sau khi trở về Tổ đình Từ Hiếu. Ông dặn các đệ tử của mình: "Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy. Tro cốt thầy, hãy chia đều cho các Thiền viện của Làng Mai trên khắp thế giới rồi rải trên những con đường mà hàng ngày các con đi thiền hành. Làm như thế, ngày ngày, thầy và các con vẫn đi thiền hành chung".

Thiền sư cũng dặn các đệ tử rằng: "Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền.

Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao?!

Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền toạ, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy.

Không được nhốt Thầy, bỏ Thầy vào trong một cái hũ nhỏ rồi đặt Thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn Thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích. Sư Thầy Đàm Nguyện đã xây cho Thầy một cái tháp ở chùa Đình Quán. Đã lỡ xây rồi thì phải ghi lên trước tháp mấy chữ: “Trong này không có gì.” Thầy không nằm trong tháp ấy đâu.

“There is nothing inside”. Nếu người ta vẫn chưa hiểu thì ghi thêm một câu nữa “Ngoài kia cũng không có gì.” Và nếu vẫn còn chưa hiểu thì ghi thêm một câu chót là “Nếu có gì thì nó có trong bước chân và hơi thở của bạn.” Đó là điều Thầy căn dặn các Thầy các sư cô ở chùa Đình Quán Hà Nội và ở Tổ Đình.

Đừng phí thì giờ nghĩ đến chuyện tìm đất xây tháp cho Thầy. Đó không phải là điều Thầy nghĩ tới.  Nếu có một tảng đá có sẵn thì để vào trong hốc đá bản thảo của một cuốn sách của Thầy như cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức thì tảng đá đó có Thầy nhiều hơn là một cái tháp trong đó có một nắm tro. Đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên. Đừng có ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy…”.

Nam Mô A Di Đà Phật

Nhận xét

Bài đăng phổ biến